Sử dụng Bò cày kéo

Huấn luyện

Các hoạt động tác nghiệp cày kéo

Huấn luyện trâu bò cày kéo bắt đầu từ trâu bò tơ 1,5–2 năm tuổi là có thể bắt đầu luvện cày kéo. Nếu con trâu mà cho chúng no cỏ, ăn nằm mãi thì cũng giống như con người sẽ sinh hư hỏng, chẳng thích lao động. Phải cho chúng cực khổ chút thì nó mới ngoan. Nông dân một số nơi thường dùng một trâu hoặc một bò để cày bừa (cày đơn), một số nơi khác thường dùng hai trâu hoặc hai bò để cày bừa (cày đôi). Đối với cày đơn thì không cần chọn, nhưng cày đôi phải chọn hai trâu hoặc hai bò có tầm vóc, khối lượng, thể trạng, sức khoẻ tương đương nhau và hợp tính khí để cùng luyện.

Phương pháp huấn luyện trâu bò cày không phức tạp, nhưng phải kiên trì. Chọn đất luyện cày ở nơi đất mềm xốp, tốt nhất là đất đã cày một lần rồi cho dễ luyện. Đầu tiên cho ách cày vào vai trâu bò, buộc hai dãy mũi vào mũi trâu bò, một người cầm dây mũi dắt trâu bò đi, còn người cầm cày cầm một dây mũi khác đi sau và điều khiển trâu bò cày ruộng. Mỗi khi người cầm cày ra lệnh, người dắt trâu bò đi trước phải tuân theo để hướng dẫn trâu bò cùng làm theo lệnh đó.

Kết hợp giữa lệnh phát ra từ miệng, người cầm cày điều khiển luôn bằng dây mũi trâu bò để chứng quen với cả hai lệnh. Một số khẩu lệnh ở Việt Nam như khi con trâu đang đi hô “dờ” nó lập tức đứng lại, hô “dí” nó rẽ trái, hô “quá” nó rẽ phải hoặc ở trâu nội thì có khẩu lệnh tắc-họ. Luyện kéo cũng tiến hành tương tự, lúc đầu có thể cho làm quen bằng cách cho kéo gỗ hoặc xe trượt để trâu bò quen vai, dùng một dây mũi cho một người dắt đi trước, người đi sau điều khiển ra lệnh bằng miệng và dây mũi thứ hai, sau vài hôm quen vai thì cho kéo xe thật, khối lượng từ nhẹ và tăng dần vào các ngày sau. Qua luyện tập trâu bò hình thành phản xạ có điều kiện chỉ trong vòng 3-5 ngày là có thể làm cho trâu quen, không cần người dắt trợ giúp. Thời gian luyện cũng tương tự như khi luyện cày.

Trang bị

Một con trâu đang đeo ách (ách đơn) ở LàoXe bònông trại tại Cuba

Đối với trâu, bò cày kéo, người ta thường dùng ách (còn gọi là vai) để gia súc kéo công cụ sản xuất. Có nhiều loại ách khác nhau với các loại kích cỡ khác nhau đã được chế tạo và sử dụng phù hợp với kích thước gia súc, tuỳ thuộc vào loại gia súc làm việc, vào sự sẵn có của địa phương, tính chất công việc, truyền thống tập quán từng nơi. Có hai loại ách dùng cho trâu bò cày kéo: loại cho cày kéo đôi và loại cho cày kéo đơn. Có 2 kiểu ách dùng cho cặp đôi trâu bò: kiểu ách sừng phổ biến ở Châu Mỹ La-tin và Tây Phi, kiểu vai cổ phổ biến ờ châu Áchâu Phi. Đa số trâu bò được dùng cày đôi và sử dụng ách đôi, kiểu ách vai cổ. Ách đơn được sử dụng thường được đặt ở vai cổ.

Sử dụng nguyên liệu chế tạo ách hoặc ách phải tính đến phần giá thành. Ách có thể được sản xuất và bảo dưỡng nhờ thợ thủ công và sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương để khi cần bảo dưỡng, sửa chữa, thay thể được dễ dàng, thuận tiện. Cấu tạo của ách phải thuận tiện và dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với gia súc làm việc tạo ra hiệu quả tối đa và tránh làm gia súc bị đau. Đầu tiên là phải xe, toàn bộ hệ thống công việc: gia súc, công cụ sản xuất và ách để kết hợp với nhau một cách hợp lý, Kích thước của ách phải phù hợp với tầm vóc, khối lượng và thể lực của gia súc. Ách sử dụng phải thích hợp với lực kéo tạo ra.

Khi lựa chọn loại ách cũng cần phải chú ý cả địa hình và loại đất mà gia súc phải làm việc. Ách không được gây trở ngại đến sự vận động của gia súc và không gây đau đớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tránh gây thương tổn trâu bò khi làm việc phải lưu ý, trâu bò phải khoẻ mạnh, chân khỏe chắc. Nêu cày kéo đôi thì trâu bò phải tương đương về khối lượng và kích thước cơ thể, tương đương về sức làm việc. Ách cày kéo không quá to hoăc quá nhỏ để tạo sự thoải mái cho gia súc. Luôn tạo sự cơ động bằng cách có phần nổi giữa cày bừa và gia súc không nên cố định trực tiếp làm gia súc khó xử lý khi làm việc.

Công cụ sản xuất phải được thiết kế hợp lý, dễ dàng tháo ra lắp vào, phải có sự cân bằng và đủ độ bén chắc để chịu được lượng hàng chất lên, có độ tiếp xúc thích hợp với cơ thể gia súc, hạn chế gây nguy hiểm cho gia súc. Ách gia súc phải cân bằng nhau về kích cỡ và độ chịu lực ở cả hai bên để khi mắc vào không bị lệch. Ách đặt ở vùng cổ tránh buộc chặt phía dưới gây khó chịu cho vùng khí quản, thực quản. Ách phải trơn nhẫn, vừa với kích cỡ cơ thể trâu bò. Ách không bõ xây xước, không xù xì sắc nhọn. Điểm nối của ách hay dây buộc phải nằm phía ngoài tránh tổn thương da. Lắp ách chắc chắn tránh cọ xát trầy trượt da. Không quá xiết chặt ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp của trâu bò.

Đối với xe kéo cũng chú ý như khi cày bừa, riêng xe kéo phải có phanh để điểu khiển tốc độ. Khi sử dụng xe kéo phải chú ý tạo cân bằng khi cho hàng lên xe tránh nặng về phía trước làm gia súc chịu quá tải. Khi cần rọ mõm, lồng mặt phải làm bằng các vật liệu tự nhiên và đan bằng dây, tránh dùng nguyên liệu cứng gây tổn thương, tốt nhất là dùng loại mềm và không có cạnh sắc. Khi sử dụng xe kéo phải có một bộ phanh hãm để ngăn phương tiện lao vào cơ thể trâu bò mỗi khi hãm lại hay khi đang xuống dốc. Việc sự cải tiến phải đảm bảo ách phải vừa và thích hợp với gia súc, bảo đảm gia súc làm việc tốt hơn.